Giao thông Istanbul

Cầu Fatih Sultan Mehmet là một trong hai cầu treo trên eo Bosphorus.

Các xa lộ chính của Istanbul là Otoyol 1 (O-1), O-2, O-3 và O-4. O-1 tạo nên đường vành đai trong của thành phố, vắt ngang Cầu Bosphorus và O-2 là đường vành đai ngoài của thành phố, đi qua Cầu Fatih Sultan Mehmet (cũng gọi là Cầu Bosphorus thứ hai). O-2 kết nối với Edirne về phía tây và O-4 kết nối với Ankara về phía đông; O-2, O-3 và O-4 nhập vào tuyến Xa lộ xuyên châu Âu E80 giữa Bồ Đào Nha và biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Iran[247]. Hai cầu Bosphorus hiện nay tạo nên những mối liên kết duy nhất giữa các phần châu Âu và châu Á của Thổ Nhĩ Kỳ, tổng cộng cho 400 nghìn phương tiện lưu thông mỗi ngày[248]. Đường hầm Á-Âu dài 14,6 km với hai tầng hiện đang thi công gần Bosphorus, nối giữa các quận Kumkapı, Fatih với Selimiye, Üsküdar[249]. Dự án Cầu Bosphorus thứ ba, được thảo luận từ những năm 1990 cuối cùng cũng được thông qua và chính thức thông báo năm 2012[250]. Cả hai dự án này đã hoàn thành vào năm 2016 [251][252]

Tàu điện hiện đại của Istanbul là kết quả của một quá trình tiến bộ lâu dài, khởi đầu với những xe ngựa kéo xuất hiện năm 1872.

Hệ thống giao thông công cộng địa phương của Istanbul là một mạng lưới phức tạp gồm những tàu điện, các tuyến dây kéo (funicular, trong đó hai xe trên đường ray chạy 2 hướng ngược nhau lên/xuống dốc kéo nhau bằng cáp), các tuyến tàu điện ngầm, bus, bus nhanh, và bến phà. Tiền vé của mọi phương tiện trên sử dụng chung một cách thức thanh toán, là các thẻ thông minh không cần tiếp xúc Istanbulkart giới thiệu vào năm 2010, hoặc các thẻ điện tử Akbil cũ hơn[253]. Từ năm 1872 các toa xe chở khách ngựa kéo đã xuất hiện, từ năm 1914 chúng bắt đầu chuyển sang chạy bằng điện nhưng bị buộc ngừng hoạt động năm 1961[254]. Các xe điện bắt đầu xuất hiện trở lại ở thành phố vào những năm 1990, do cơ quan Điện, Tàu điện và Đường hầm Istanbul (İETT) vận hành với một tuyến đường hoài cổ bên cạnh một tuyến ray hiện đại nhanh hơn, chuyên chở khoảng 26 vạn người mỗi ngày[254][255]. Đường hầm Tünel hoạt động từ năm 1875 là tuyến đường sắt dưới lòng đất lâu đời thứ hai thế giới (sau tuyến Đường sắt Đô thị London[254]. Nó vẫn đưa hành khách đi lại giữa Karaköy và Đại lộ İstiklal trên một tuyến đường ray dốc dài 573m, bên cạnh một tuyến dây kéo hiện đại hơn giữa Quảng trường Taskim và Kabataş bắt đầu đưa vào vận hành năm 2006[256][257]. Hệ thống Tàu điện ngầm Istanbul bao gồm ba tuyến đường không liên kết với nhau có mã số M1, M2 và M4 cùng với một vài tuyến và các đoạn mở rộng khác (trong đó có M4) đang được xây dựng hoặc mới chỉ đề xuất[258][259].

Cầu Yavuz Sultan Selim, cầu cao thứ hai trên thế giới (tính theo cấu trúc)

Hai phía của hệ thống tàu điện ngầm Istanbul về sau sẽ kết nối với nhau dưới eo Bosphorus khi đường hầm Marmaray, tuyến đường ray đầu tiên nối miền Thrace với Anatolia, hoàn thành vào năm 2015[260]. Khi đó, tỷ lệ người sử dụng đường ray ở thành phố được cho là sẽ tăng lên 28% (từ khoảng 4% hiện nay), chỉ sau hai thành phố TokyoNew York[261]. Trong khi chờ đến lúc đó, bus vẫn là phương tiện giao thông chính bên trong mỗi nửa cũng như giữa hai nửa thành phố, chuyên chở 2,2 triệu lượt hành khách mỗi ngày[262]. Metrobus, một dạng bus nhanh, đi qua Cầu Bosphorus, có các đường nhánh dành riêng dẫn tới các bến đỗ[263]. Cơ quan bus trên biển Istanbul (İDO) vận hành một tổ hợp những bến phà chỉ cho hành khách và các bến phà dành cho cả xe con và hành khách tới các cảng ở hai bờ Bosphorus, cho tới tận Biển Đen về phía bắc[264][265]. Với các điểm dừng xung quanh Biển Marmara, İDO chính là tổ chức hệ thống bến phà đô thị lớn nhất thế giới[266]. Điểm đỗ chính của tàu bè loại này của thành phố là Cảng Istanbul ở Karaköy, với công suất 1 vạn người mỗi giờ[267] Trong khi hầu hết du khách đến Istanbul bằng đường hàng không, vẫn có khoảng nửa triệu lượt du khách nước ngoài tới thành phố bằng đường biển mỗi năm[161].

Sân bay quốc tế Atatürk, lưu thông 37,4 triệu hành khách năm 2011, là sân bay chính của thành phố.

Dịch vụ đường sắt quốc tế từ Istanbul xuất hiện năm 1889, với một tuyến nối giữa Bucharest với Ga Sirkeci của Istanbul, về sau trở nên nổi tiếng vì là ga cuối của tuyến Tốc hành Phương Đông bắt đầu từ Paris[57]. Dịch vụ thông thường tới Bucharest và Thessaloniki tiếp tục hoạt động cho đền đầu những năm 2010, khi tuyến đi Bucharest bị ngừng để xây Marmaray còn tuyến sau chấm dứt do khủng hoảng nợ công Hy Lạp[268][269]. Sau khi Ga Haydarpaşa mở cửa năm 1908, nó hoạt động như ga cuối phía tây tuyến Đường sắt Baghdad và phần mở rộng của Đường sắt Hejaz; ngày nay, không dịch vụ nào kể trên phục vụ trực tiếp ở Istanbul[270][271][272]. Các dịch vụ đi tới Ankara và các nơi khác trên khắp Thổ Nhĩ Kỳ thông thừong do hệ thống Đường sắt Nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp, tuy nhiên việc xây dựng Marmaray và tuyến đường sắt cao tốc Istanbul-Ankara buộc ga đóng cửa năm 2012[273]. Người ta mong chờ các ga mới để thay thế hai ga kể trên và kết nối mạng lưới đường sắt rời rạc của thành phố mở cửa khi hoàn thành dự án Marmaray; cho đến khi đó, Istanbul hiện không có dịch vụ đường sắt nội thị nào[273]. Thay vào đó các công ty buýt tư nhân vận hành các tuyến đường dọc theo-và cả bên ngoài-những tuyến đường sắt. Bến xe buýt chính của Istanbul lớn nhất châu Âu, với công suất hàng ngày 15.000 chuyến xe buýt với 600 nghìn hành khách, phục vụ các điểm đến xa tới tận Frankfurt[274][275].

Istanbul có hai sân bay quốc tế, trong đó Sân bay quốc tế Atatürk lớn hơn. Sân bay này nằm cách trung tâm thành phố 24 km về phía tây, vận chuyển 37,4 triệu lượt hành khách vào năm 2011, xếp thứ 8 châu Âu và thứ 30 thế giới[276]. Sân bay quốc tế Sabiha Gökçen, cách trung tâm thành phố 45 km về phía đông nam, mở vào năm 2011 để giảm tải cho sân bay Atatürk. Thống trị bởi các hãng hàng không giá rẻ, sân bay thứ hai này nhanh chóng được du khách biết đến rộng rãi, đặc biệt từ khi nó khai thác thêm một nhà ga hàng không mới năm 2009[277]; Sabiha Gökçen tiếp nhận 12,7 triệu lượt hành khách năm 2011, là năm mà Hội đồng Sân bay Quốc tế (ACI) gọi sân bay này là sân bay tăng trưởng nhanh nhất thế giới[278][279]. Một sân bay thứ ba nữa, ở bờ Biển Đen, sẽ trở thành sân bay lớn nhất thế giới khi hoàn thành vào tháng 11 năm 2018, với công suất phục vụ 150 triệu hành khách mỗi năm.[280][281][282].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Istanbul http://www-sre.wu-wien.ac.at/ersa/ersaconfs/ersa06... http://www.armenianow.com/news/10672/armenian_in_i... http://www.borsaistanbul.com/en/corporate/about-bo... http://www.cnngo.com/explorations/shop/mystery-sho... http://www.csmonitor.com/World/Latest-News-Wires/2... http://www.economist.com/node/4389654 http://www.emporis.com/building/centralpostoffice-... http://www.emporis.com/building/haydarpasatrainsta... http://www.f1h2o.com/races/index.php http://turkey2010.fiba.com/pages/eng/fe/10/fwcm/ev...